Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Hội nghị tổng kết công tác Y tế Dân số năm 2011.

Sáng ngày 22 tháng 12 năm 2011,tại hội trường UBND Phường 5, Trạm Y tế Phường 5 phối hợp cùng UBND Phường 5 ,tổ chức hội nghị tổng kết công tác  Y tế Dân số năm 2011.



Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Hội Chữ Thập Đỏ Phường 5 tổng kết họat động năm 2011


 Chiều ngày 15/12/2011, Hội CTĐ phường 5 tổ chức buổi  hội nghị tổng kết hoạt động Hội cơ sở, với hơn 60 đại biểu, hội viên đến dự. Trong buổi Hội nghị  , Hội đã báo cáo  những kết quả đạt được qua  các phong trào như: phong trào “Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện”; Phong trào “tết vì người nghèo” ; phong trào “Giúp học sinh nghèo vượt khó học tập”, phong trào hiến máu nhân đạo... Ngoài ra Hội còn báo cáo kết quả phối hợp cùng Hội CTĐ quận I, Trạm y tế phường và Chùa Pháp bảo tổ chức khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho 410 bệnh nhân nghèo, cận nghèo, khó khăn; và tổ chức trao  khen thưởng cho các tập thể , cá nhân đã có thành tích hăng say trong hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ Hội giao. Đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.

HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG SXH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU




Thực hiện dự án “phòng chống sốt xuất huyết trong bối cảnh biến đổi khí hậu” do hiệp Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế hỗ trợ.
Vừa qua Hôi Chữ thập đỏ Phường 5 đã điều động 20 TNV của Hội tham gia khoá tập huấn cho tình nguyện viên về truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống sốt xuất huyết vào ngày 5,6,7 tháng 9 năm 2011. Kể từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2011, 20 TNV của Hội Chữ thập đỏ phường 5 đã ra quân truyền thông đến người dân những kiến thức cơ bản về bệnh sốt xuất huyết, về biến đổi khí hậu và biện pháp phòng ngừa.
                                                 

Mỗi tình nguyện viên phụ trách 30 hộ dân, tổ chức thăm hộ gia đình có trẻ em dưới 15 tuổi để hướng dẫn kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết. Song song đó còn tổ chức truyền thông phòng chống SXH và biến đổi khí hậu theo nhóm tại công đồng (mỗi nhóm từ 10 đến 15 người dân, 3 TNV tuyên truyền cho 1 nhóm).

Tính đến nay, 20 TNV của Hội đã truyền thông được 600 hộ dân và tuyên truyền 6 nhóm (trong đó 3 nhóm trường học và 3 nhóm dân cư).
Mục tiêu của các buổi truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các hộ gia đình trong phạm vi hoạt động dự án, nâng cao năng lực chuyển đổi hành vi thực hiện của cộng đồng, tích cực diệt muỗi, diệt lăng quăng tham gia phòng chống sốt xuất huyết trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

(Bài và ảnh : Bích Luyến,CT Hội CTĐ Phường 5)

Tuyên truyền về phòng bệnh Sốt Xuất Huyết & Biến đổi khí hậu



Vào tối 09 tháng 12 năm 2011 , nhóm Tình nguyện viên KP9,thuộc Hội Chữ Thập đỏ Phường 5 đi đến các nhóm gia đình trong khu phố để tuyên tuyền vế cách phòng bệnh Sốt Xuất Huyết và  ảnh hưởng cửa biến đổi khí hậu.



Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Chữ Thập Đỏ Phường 5 ra quân phòng chống Sốt Xuất Huyết


Sáng ngày 28-11-2011 ,tại nhà Văn hóa Phường 5 .
UBND cùng Hội Chữ Thập Đỏ Phường 5 tổ chức Lể Phát động " Ra quân Vệ sinh Môi trường -Truyền thông phòng chống bệnh Sốt xuất huyết và biến đổi khí hậu ... "











Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Chi hội Chữ Thập Đõ KP2-Phường 5, kỷ niệm ngày thành lập Hội.

Vào lúc 18 g30 ngày 21 tháng 11 năm 2011 , tại điểm tiếp dân KP2, chi hội Chữ Thập Đỏ Khu phố  2 tổ chức kỷ niệm ngày  thành lập Hội...

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Bệnh Tay Chân Miệng




Nhận biết sớm bệnh tay chân miệng
(Dân trí) - Chưa năm nào dịch tay chân miệng nóng như năm nay với hơn 20.000 ca mắc, 56 trường hợp tử vong. Đáng nói, dấu hiệu bệnh rất điển hình nhưng nhiều người vẫn nhầm với các bệnh có phát ban khác, nên không theo dõi chặt để kịp thời phát hiện biến chứng.
Vì thế, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng, áp dụng tại tất cả các cơ sở y tế và cũng hướng dẫn người dân tự theo dõi để phát hiện khi con có dấu hiệu nghi ngờ, kịp thời đưa bé đi khám bệnh và theo dõi nguy cơ biến chứng.
Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết, phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh có biểu hiện loét miệng, các bệnh có phát ban da.
Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng từ từ 3-7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.







Dấu hiệu điển hình của tay chân miệng là phát ban dạng phỏng nước ở trong miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân...
Sau đó đến giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh:
- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.


- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
- Ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn. Còn những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.


Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Theo đó, dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.

Các bệnh có biểu hiện loét miệng

Viêm loét miệng (áp-tơ) thì vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát. Ngoài ra ở chân, tay không xuất hiện các nốt phỏng như bệnh tay chân miệng.
Các bệnh có phát ban da
Sốt phát ban biểu hiện là các ban màu hồng xen kẽ ít, dạng sẩn và bệnh nhân thường có hạch sau tai.
Với bệnh dị ứng, toàn thân trẻ nổi ban hồng đa dạng nhưng không có nốt phỏng nước điển hình như tay chân miệng.
Với bệnh viêm da mủ thì các ban đỏ và có mủ đục.
Với bệnh thuỷ đậu, dấu hiệu điển hình là xuất hiện phỏng nước rải rác toàn thân. Còn với tay chân miệng thì ban phỏng nước xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông.


Với bệnh nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, người bệnh có biểu hiện xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.
Với sốt xuất huyết Dengue, biểu hiện là xuất hiện các chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.


Biểu hiện của sốt xuất huyết là các chấm xuất huyết bầm máu
Để phòng bệnh tay chân miệng, cần thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Đồ chơi, vật dụng trẻ hay cầm nắm của trẻ cần được thường xuyên rửa sạch với xà phòng, dung dịch diệt khuẩn, phơi khô. Lau sàn nhà mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
Còn khi phát hiện trẻ bị bệnh tay chân miệng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám. Trong trường hợp được chỉ định theo dõi tại nhà, cần tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
Hồng Hải